Tình trạng xuất hiện các khe nứt trên bề mặt xây dựng có khá nhiều. Người tiêu dùng nếu không xử lý nhanh chóng sẽ khiến cho nước mưa thấm vào bên trong công trình xây dựng thông qua các khe nứt này. Việc thực hiện chống thấm khe nứt cần thực hiện đúng quy trình để không mất công, mất sức và gây ra mất chi phí nhiều hơn. Đặc biệt tại các khe hở tiếp giáp giữa 2 nhà thường xuyên hình thành lên khe co giãn.
Khi hai nhà xây dựng sát nhau sẽ hình thành khe hở tiếp giáp giữa hai nhà. Khe hở này sẽ xuất hiện bởi một công trình đã xây dựng trước đó và một công trình mới xây dựng xong. Việc thi công các nhà ở không cùng một thời điểm lại đặt quá sát nhau sẽ khiến cho các bề mặt tường nhà mới xây không thể thực hiện trát đường bề mặt trên tường nhà, không thể thực hiện được các bộ phận chống thấm nước như khe máng thoát nước…
Khe nứt mảng lớn trên tường
> > Xem thêm: Những nguyên nhân và phương pháp chống thấm khe lún
Khi thời tiết chuyển sang mùa mưa sẽ có hiện tượng nước chảy từ cao xuống thấp và chảy vào các khe hở giữa hai nhà xây dựng cạnh nhau. Nhà xây dựng sau do bề mặt tường không được trát vữa bên ngoài sẽ bị thấm nước vào tường và tiếp tục chảy xuống đất. Đối với nhà mới nếu bị phong hóa, xuất hiện khe nứt cũng bị thấm nước vào bên trong tường.
Với quá trình như vậy sẽ dẫn đến tường nhà của cả 2 đều bị ẩm mốc, ố vàng và lâu ngày làm hỏng mất bề mặt sơn, vữa rộp hết lên khiến cho việc chống thấm kém đi. Yếu tố này khiến cho bề mặt tường nhà bị xấu, mất thẩm mỹ và gây ra nhiều bệnh tật.
Người dùng cần thực hiện chống thấm khe nứt ở giữa hai nhà với các biện pháp phù hợp. Việc sử dụng biện pháp này còn tùy thuộc vào công trình ra sao, có độ cao như thế nào. Điều này sẽ mang lại việc chống thấm hiệu quả hơn là các phương pháp nổi tiếng xong không phù hợp.
Làm sao để chống thấm khe nứt giữa 2 nhà ?
Việc thực hiện xây dựng chống thấm khe nứt giữa hai nhà cần lưu ý đến độ cao của hai nhà so với nhau. Với độ cao của nhà mới xây sau so với nhà cũ như thế nào sẽ thực hiện theo quy trình khác nhau.
Công trình mới xây cao hơn công trình xây trước
Trường hợp này, chúng ta cần thực hiện sử dụng các loại tôn phẳng có độ mỏng không quá 0.5 mm để chắn nước trôi xuống bề mặt khe nứt. Có thể thay thế sử dụng các tấm inox sẽ hiệu quả hơn nhưng chi phí cao hơn. Lưu ý là không sử dụng loại tôn dày sẽ dễ bị đứt gãy khi lớp vữa bật tung sau thời gian dài sử dụng.
Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà
> > Xem thêm: Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh triệt để và hiệu quả
Tiến hành thực hiện đóng tôn trên tường gạch rồi thực hiện xây đè lên, nên thực hiện đoạn tôn này với bề rộng khoảng 30 đến 50 cm. Cần thực hiện đóng tốn ở vị trí mỏng và cao hơn khe hở tiếp giáp ở nhà xây mới. Điều này giúp đảm bảo khi bề mặt bị lún xuống vài cm thì tôn vẫn có độ dốc tốt nhất để thoát nước không ngấm vào khe giữa hai nhà. Độ dài tùy theo chiều dài của 2 nhà cần được thực hiện che phủ bề mặt.
Với công trình mới xây thấp hơn công trình cũ:
Trường hợp này, chúng ta cần thực hiện sử dụng lớp tôn hay inox như ở trên để đóng cố định bằng đinh lên tường nhà. Người dùng sẽ phải sử dụng thêm các chất phụ gia keo PolyUrethane có tác dụng đàn hồi để bơm trám kín khe hở. Lúc nước mưa rơi xuống sẽ chảy trên tường nhà và gặp phải bề mặt lớp tốt để chảy ra ngoài.
Xử lý chống thấm khe nứt rất quan trọng
Chúng ta đã biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng khe nứt giữa hai nhà xây dựng sát nhau. Việc thực hiện chống thấm khe nứt sẽ cần phải lưu ý để đến yếu tố độ cao của hai nhà so với nhau để lựa chọn phương pháp thích hợp. Việc lựa chọn phương pháp chống thấm khe nứt hiệu quả sẽ giúp cho bề mặt không bị thấm nước và không gây hỏng hóc giữa hai nhà.
Tags: khe nứt giữa hai nhà sát nhau, chống thấm nước, chống thấm hiệu quả, cách chống thấm, khe nứt rỉ nước, chống dột hiệu quả, khe nứt gây dột, nước rỉ từ khe nứt, phương pháp chống dột nước.